Fédération Nationale du Patrimoine

Protection et Valorisation du Patrimoine Historique et Culturel Français.


Philippe CHAPLAIN – 19 bis boulevard Carnot – BOURG LA REINE (92340) – FRANCE
federation.nationale.du.patrimoine@wanadoo.fr

HANOÏ 2008 : concours International/cạnh tranh quốc tế.

VĂN HÓA

 

Người nước ngoài say mê di tích Hà Nội

Cập nhật lúc 08h57, ngày 14/11/2008

mhtml:file://F:\PERSO\KAP%20FRANCE%20VIETNAM\HANOÏ\2008%20CONCOURS\2008%20PRESSE\Báo%20kinh%20tế%20&%20Đô%20thị.mht!http://www.ktdt.com.vn/images_upload/small_94071.gif

Hanoinet – Ở năm thứ 9, cuộc thi quốc tế tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội mang tên “Hà Nội – Điểm hẹn của bạn” đã tôn vinh sự hiểu biết tường tận về di tích lịch sử và di sản văn hóa Hà Nội của Sisomphu Singđala, người Lào bằng một giải đặc biệt. 1402 bài dự thi bằng 6 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Esperanto làm người ta nhận ra rằng, người nước ngoài không chỉ hiểu biết mà còn rất say mê di tích Hà Nội.

Xem ra mục đích tuyên truyền cho bạn bè quốc tế cũng như những người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết thêm về di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội và những thành tựu mà Hà Nội đạt được trên đường hội nhập trong cuộc thi năm 2008 này đã đi được đến đích. Số lượng 1402 bài thi gửi về, tuy không nhiều nhưng mỗi bài viết là một điểm nhấn thú vị về niềm say mê của người nước ngoài với di tích Hà Nội. Theo đánh giá của Ban giám khảo, khá nhiều bài thi có chất lượng tốt, nội dung phong phú, chính xác thiết thực, thể hiện rõ sự hiểu biết về lịch sử Hà Nội, Việt Nam. Bài viết của Sisomphu Singđala vừa có lý thuyết,vừa có mô hình, hình ảnh phù hợp minh giải, câu chữ súc tích, có bố cục. Anh là lưu học sinh Lào tại Việt Nam, đã tham gia cuộc thi rất tích cực. Năm 2007, anh đã đoạt giải nhì, năm nay với sự đầu tư công phu, nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan về lịch sử văn hóa Hà Nội, bài thi của anh đã đứng ở ngôi vị cao nhất. Bên cạnh Sisomphu Singđala, nhiều người còn đưa ra được những ý kiến đóng góp chân thành, thẳng thắn cho việc bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Hà Nội. Ấy là bài viết của ông Chaplain Philippe (người Pháp), ông Wu Guojiang (người Trung Quốc)… Ngoài giải đặc biệt, Ban tổ chức còn trao 1 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba, 20 giải khuyến khích cho các cá nhân và 1 giải nhất, 2 giải nhì cho tập thể.

Năm thứ 9 này, người dự thi mang quốc tịch ở 35 quốc gia trên thế giới với nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Người là Chủ tịch Liên đoàn di sản quốc gia Pháp, người là nhà hoạt động xã hội ở Đức, người là Giám đốc Trung tâm trao đổi văn hóa Nhật – Việt, người là giáo viên Trung Quốc, người là y tá, rồi sinh viên… Đặc biệt, có một số bài viết của những người đã 4 năm liền “chung thủy” với cuộc thi như ông Chaplain Phillipe (người Pháp), Laxmisha Rai (sinh viên Ấn Độ học tại Hàn Quốc), ông Yu Changlin (người Trung Quốc)… Không thể phủ nhận, đây là một hoạt động nhằm quảng bá tuyên truyền hiệu quả về hình ảnh Hà Nội để bạn bè thế giới hiểu về Thủ đô ngàn năm văn hiến, con người Hà thành hiếu khách, thanh lịch, quảng bá những nét văn hóa độc đáo, những di tích lịch sử gắn liền với sự phát triển đi lên qua các thời kỳ. Từ đó đã có nhiều người nước ngoài tìm hiểu và nâng cao sự hiểu biết về Hà Nội, là cầu nối cho tình hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực, thông qua đó đã tranh thủ được tình cảm và sự ủng hộ của họ đối với công cuộc xây dựng và phát triển của Thủ đô trên con đường hội nhập sâu rộng với thế giới. 9 năm liên tục, cuộc thi cũng đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bà Vũ Thị Hải, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết: Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Văn phòng ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ tổng kết 10 năm cuộc thi vào dịp 10/10/2010. Năm thứ 10, cuộc thi sẽ được phát động vào đầu năm 2009 và kết thúc vào tháng 4/2010. Những thí sinh tiêu biểu, đạt kết quả cao trong các năm sẽ được mời tham dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào tháng 10/2010.

 

Nhật Anh